Chứng loạn sản xương khuỷu Hip Dysplasia (Canine) ở loài chó

Tránh dư thừa các vi chất và dinh dưỡng để ngăn ngừa ảnh hưởng tới khớp khuỷu. Đặc biệt cần giảm calori, calci, protein ở chó conKiểm soát cân nặng của cún cũng giúp bạn nắm lợi thế ngăn ngừa bệnh. Vì đây là bệnh di truyền, bạn cần :
31122012_1782254_xcms
Loạn sản xương khuỷu Hip Dysplasia (Canine) ở chó là tình trạng bất thường về vị trí khớp khuỷu: ổ khớp, dây chằng và các đầu xương khuỷu. Về căn bản, nguyên nhân bệnh do dinh dưỡng và di truyền một số giống chó.

Loạn sản xương khuỷu ở chó – Nguyên nhân, phòng tránh và cách điều trị hiệu quả nhất.
Loạn sản xương khuỷu Hip Dysplasia (Canine) là bệnh gì?

Bệnh xảy ra do sự phát triển bất thường của tế bào, mô hoặc xương. Tình trạng bệnh đặc trưng bởi loạt 4 sự phát triển bất thường (UAP, FCP, UME, OCD) gây ra thoái hóa xương, dị tật khớp ở khuỷu chi các bé. Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp và què (thường là què chân trước) ở chó cỡ lớn.

Các giống chó có xu hướng mắc bệnh là Labrador Retriver, Rottweiler, German Shepherd, Bernese, chó Chow Chow và giống chó Newfoundland. Dấu hiệu lâm sàng xuất hiện vào lúc các bé được khoảng 4-10 tháng tuổi, chẩn đoán có thể được thực hiện từ khoảng 4-18 tháng tuổi.

Một dạng của loạn sản khuỷu thường ảnh hưởng ở con đực nhiều hơn là con cái: các mảnh xương nằm ở mặt trong của xương trụ trên(1 trong những xương của chân trước, dưới khớp khuỷu). Ngoài ra, không có khác biệt nào bởi ảnh hưởng của bệnh gây ra ở hai giới.

Để dễ hình dung hơn về chứng Hip Dysplasia (Canine) xin vui lòng xem hình minh họa:
loan-san-xuong-khuyu-o-cho-1

Bên trái là khớp hông bình thường, đầu khớp đùi nối chặt với ổ khớp. Hình giữa là LSXK trung bình, khớp hông khá lỏng lẻo so với ổ khớp, đầu khớp đùi bắt đầu bị dẹt. Hình cuối: viêm khớp thoái hóa. Đầu khớp phẳng, ổ khớp bị nông, lệch khớp thoái hóa.
Triệu chứng và phân dạng bệnh:

Không phải loại chó nào cũng bộc lộ bệnh khi còn nhỏ.
Phạm vi chuyển động giảm mạnh.
Chó có xu hướng giữ các chỗ đau khớp.
Tình trạng lê lết liên tục thời gian dài ở chân trước, các khớp xương cứng dần, có thể nhận thấy khi chó đang nghỉ ngơi.
Có tiếng động lạ phát ra ở khớp xương khi chó chuyển động, thường thấy ở thoái hóa khớp nặng.
Khó khăn khi đứng dậy/ leo cầu thang, đau đớn khi nhảy.
Đau, rên la khi duỗi hoặc gập khuỷu chân lại.
Cơ bắp ở vị trí bệnh yếu/teo đi.
Tụ dịch trong khớp.

4 mức độ đánh giá bệnh:

[i]0: bình thường.
[ii]1: Loạn sản xương khuỷu (LSXK) nhẹ.
[iii]2: LSXK tổn thương trung bình.
[iv]3: LSXK nặng.

Nguyên nhân gây ra Loạn sản xương khuỷu:

Di truyền, kích cỡ chó, sự phát triển bất bình thường, hoặc do dinh dưỡng.

Phòng tránh và điều trị loạn sản xương khuỷu ở chó
Chẩn đoán:

Khám kĩ trước chẩn bệnh để loại bỉ các nguyên nhân có thể gây ra ngoài loạn sản khuỷu. Chụp x-quang, CT scan, nội soi hoặc test cộng hưởng từ (MRI). Ngoài ra còn có thể lấy mẫu dịch trong khớp để kiểm tra. Việc phân tích xác định dứt khoát, nhanh chóng các chẩn đoán.
Chữa trị:

Phẫu thuật: cần chườm lạnh ngay phần khuỷu để giảm đau và bớt sưng. Hậu phẫu vẫn cần tiếp tục chườm lạnh trong 5-10 phút mỗi 8 tiếng, trong vòng 3-5 ngày) hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y. Các bài tập vận động nhẹ nhàng do bác sỹ thú y hoặc chuyện viên vật lí trị liệu sẽ rất có ích cho đến khi cún hồi phục hẳn.

Hạn chế hoạt động tối thiểu trong vòng 4 tuần.

Ngoài ra, kiểm soát cân nặng cũng là 1 phần rất quan trọng tránh tăng trọng lượng lên vùng khớp bị đau. Bác sỹ cũng sẽ cân nhắc tới việc kê thuốc giảm đau và chống viêm nhằm làm chậm tiến trình thoái hóa khớp vả bảo vệ phần sụn khớp.
Phòng ngừa:

Tránh dư thừa các vi chất và dinh dưỡng để ngăn ngừa ảnh hưởng tới khớp khuỷu. Đặc biệt cần giảm calori, calci, protein ở chó conKiểm soát cân nặng của cún cũng giúp bạn nắm lợi thế ngăn ngừa bệnh. Vì đây là bệnh di truyền, bạn cần :

a) Tránh tuyệt đối phối giống cho ra các đời cún sau. Triệt sản cũng là 1 cách phòng ngừa bệnh.
b) Thông báo với người phối giống bé cún mà bạn mua/xin/nhận.
Chăm các loại chó kích cỡ lớn cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Hãy mang chó đến bác sĩ thú y để khám mỗi năm 1 lần có thể giúp bạn phần nào kiểm soát được bệnh tật và giúp cho khỏe mạnh!

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *